Công ty luật dẫn đầu tại Việt Nam

Hotline: 0967 806 870

Tố cáo nhưng không có bằng chứng sẽ bị xử phạt thế nào?

Mục Lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    Căn cứ theo quy định tại Điều 30 hiến pháp năm hai không 13 quy định: bất kỳ ai cũng đều có quyền được khiếu nại tố cáo với các cơ quan tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của các cơ quan chức hoặc cá nhân khác. 

    Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật tố cáo năm 2018 tố cáo được hiểu là việc một người trình báo cho cơ quan tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền biết về các hành vi vi phạm pháp luật đã và đang xảy ra với bất kỳ cơ quan tổ chức hoặc cá nhân nào khác nhằm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích chung của nhà nước các quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan tổ chức cá nhân theo một trình tự thủ tục được luật quy định.

    Như vậy có thể hiểu tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được hiến pháp và các văn bản luật khác ghi nhận và được bảo đảm việc thực hiện. Thông qua việc tố cáo người dân không chỉ thực hiện quyền mà còn là nghĩa vụ trách nhiệm của người dân khi phát hiện ra những hành vi sai phạm trái pháp luật của các cơ quan tổ chức cá nhân khác nhằm kịp thời ngăn chặn, khắc phục những hậu quả có thể xảy ra do hành vi trái pháp luật của họ gây nên.

    Tuy nhiên cũng cần lưu ý mặc dù tố cáo là quyền của công dân nhưng người thực hiện việc tố cáo cần phải tuân thủ các nghĩa vụ được quy định tại khoản hai điều chín luật tố cáo bao gồm:

    – Người tố cáo cần cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân do đó việc tố cáo dưới hình thức nặc danh không được pháp luật cho phép

    – Người tố cáo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung tố cáo. Điều này đồng nghĩa với việc nội dung tố cáo có căn cứ xác thực không phải là những nội dung điện đặt vu khống sai sự thật

    – Người tố cáo có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra đối với người bị tố cáo Bên cạnh đó theo quy định tại khoản 10 Điều 8 Luật tố cáo cũng nghiêm cấm hành vi của cá nhân có ý tố cáo sai sự thật hoặc có hành vi kích động lôi kéo dụ dỗ mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật và hành vi sử dụng thông tin cá nhân của người khác để tố cáo.

    Như vậy, trong trường hợp tố cáo nhưng không có bằng chứng tức là người tố cáo không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là phải cung cấp đầy đủ các thông tin hoặc tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo của mình trong trường hợp thông tin tố cáo được xác định là nội dung sai sự thật thì hành vi tố cáo này sẽ bị coi là vu khống, bịa đặt. Trường hợp này người bị tố cáo có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự yêu cầu bồi thường thiệt hại tùy theo tính chất và mức độ vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 10 và Điều 63 Luật tố cáo năm 2018 để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của luật sư nếu bạn có bất kỳ thắc mắc tới vấn đề này hoặc cần thêm thông tin về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ hoặc hẹn gặp trực tiếp với luật sư của chúng tôi qua :

    Hotline/Zalo: 0967 806 870
    Email: minalawvn@gmail.com
    Miền Bắc: 05-LK02, Khu liền kề 90 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
    Miền Trung: Số 66 Hùng Vương, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    Miền Nam: Số 26 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

    Chia sẻ bài viết:
    0967 806 870