
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Nghị định 30/2020/NĐ-CP công tác văn thư, có quy định về vấn đề sử dụng con dấu và trang thiết bị lưu khóa bí mật. Theo đó:
– Sử dụng con dấu cần phải tuân thủ theo quy định như sau: Dấu bắt buộc phải đóng rõ ràng, ngay ngắn, thẳng hàng, đúng chiều và sử dụng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định của pháp luật; khi đóng dấu lên chữ ký thì con dấu phải được đóng bao trùm lên khoảng diện tích 1/3 chữ ký về phía bên tay trái; đối với các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục thì dấu cần phải được đóng lên đầu trang, bao trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục; việc đóng dấu treo, dấu giáp lai hoặc đóng dấu nổi trên các văn bản, giấy tờ do người đứng đầu cơ quan hoặc người đứng đầu tổ chức quyết định cụ thể; dấu giáp lai theo quy định của pháp luật được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc của phụ lục văn bản, bao trùm lên một phần các loại giấy tờ, mỗi dấu giáp lai được đóng tối đa không quá 05 tờ văn bản;
– Về vấn đề sử dụng trang thiết bị lưu khóa bí mật. Theo đó, trang thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức được sử dụng để ký số vào các loại văn bản điện tử do cơ quan, tổ chức đó ban hành hoặc bản sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử.
Như vậy, đóng dấu treo là sử dụng con dấu của doanh nghiệp, công ty đóng lên trang đầu tiên, quá trình đóng dấu treo được bao trùm lên một phần tên doanh nghiệp hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Việc đóng dấu treo được áp dụng trong các trường hợp như sau:
- Văn bản có phụ lục kèm theo;
- Bản sao văn bản chính do doanh nghiệp, công ty ban hành;
- Người ký văn bản không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc cá nhân không có thẩm quyền sử dụng con dấu.
Nhìn chung, văn bản áp dụng chủ yếu bao gồm:
- Văn bản hành chính;
- Văn bản nội bộ doanh nghiệp;
- Hợp đồng và phụ lục hợp đồng;
- Hóa đơn, chứng từ kế toán;
- Xác nhận của phòng nghiệp vụ đối với quá trình thực tập của thực tập sinh;
- Các văn bản khác mang tính thông báo trong nội bộ doanh nghiệp.
Đối với từng loại đối tượng của dấu treo, có hai cách thức đóng dấu treo tương ứng như sau:
- Trong trường hợp đóng dấu treo lên văn bản chính: Dấu treo cần phải được đóng lên đầu trang, bao trùm lên một phần tên của pháp nhân có con dấu;
- Trong trường hợp đóng dấu treo lên phụ lục văn bản: Dấu treo cần phải được đóng bao trùm lên một phần tên của mỗi phụ lục văn bản đó.
Trên đây là ý kiến tư vấn của luật sư nếu bạn có bất kỳ thắc mắc tới vấn đề này hoặc cần thêm thông tin về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ hoặc hẹn gặp trực tiếp với luật sư của chúng tôi qua :
Hotline/Zalo: 0967 806 870
Email: minalawvn@gmail.com
Miền Bắc: 05-LK02, Khu liền kề 90 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Miền Trung: Số 66 Hùng Vương, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Miền Nam: Số 26 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
- Chồng Mất, Công Ty “Chết”, Nợ Nần Bủa Vây: Hướng Dẫn Chi Tiết Để Bảo Vệ Gia Đình
- Ly Hôn Thuận Tình Ở Xa: Giải Pháp Hiệu Quả, Đỡ Khổ Tâm Và Rắc Rối
- Ly Hôn Đừng Chỉ Nghĩ Đến Giành Con Mà Khiến Bạn Bỏ Qua Quyền Lợi Tài Sản Quan Trọng!
- Mẹ Chồng Xúc Phạm Con Dâu: Có Phải Lý Do Để Ly Hôn Đơn Phương?
- Chồng Bạo Hành Và Xúc Phạm: Cách Ly Hôn Đơn Phương Khi Không Có Video Chứng Minh!