Công ty luật dẫn đầu tại Việt Nam

Hotline: 0967 806 870

Quy định mới nhất về sở hữu tập thể

Mục Lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    Chủ thể của sở hữu tập thể

    Căn cứ Điều 208 Bộ luật dân sự thì chủ thể của sở hữu tập thể chính là hợp tác xã riêng biệt hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác.

    Tài sản của sở hữu tập thể

    Tài  sản thuộc sở hữu tập thể được quy định tại Điều 209 Bộ luật dân sự 2015, bao gồm:

    Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên

    Thu nhập hợp pháp do sản xuất, kinh doanh

    Tài sản được Nhà nước hỗ trợ

    Từ các nguồn khác phù hợp với qu định của pháp luật

    Nội dung của sở hữu tập thể

    Nội dung của sở hữu tập thể (bao gồm cả ba lĩnh vực: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) được quy định tại Điều 210 “Bộ luật dân sự 2015” như sau:

    “Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể.

    1. Chiếm hữu, sử dụng và  định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể phải tuân theo pháp luật, phù hợp với điều lệ của tập thể đó, bảo đảm sự phát triển ổn định của sở hữu tập thể.

    2. Tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể được giao cho các thành viên khai thác công dụng bằng sức lao động của mình trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế chung và lợi ích, nhu cầu của các thành viên.

    3. Thành viên của tập thể có quyền ưu tiên mua, thuê, thuê khoán tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể”.

    Phân biệt sở hữu tập thể với sở hữu chung

    Hình thức sở hữu tập thể thường gây nhầm lẫn với hình thức sở hữu chung, Để phân biệt hai hình thức sở hữu này, có thể căn cứ vào một số đặc trưng sau:

    Chủ sở hữu tập thể thường chỉ giới hạn ở một số đối tượng nhất định (không có người nước ngoài), trong khi sở hữu chung thì không.

    Vấn đề sử dụng tài sản thuộc sở hữu tập thể phải gắn với các hoạt động kinh tế; còn sở chung có thể tồn tại trong cả kinh tế hoặc dân sự.

    Mục đích khai thác tài sản thuộc sở hữu tập thể không đơn thuần vì lợi ích kinh tế, mà phải hướng đến giải quyết các nhu cầu chung, cải thiện và nâng cao đời sống cả vật chất lẫn tinh thần cho thành viên, thể hiện rõ tính cộng đồng, tương trợ lần nhau.

    Phương thức thực hiện quyền sở hữu tập thể luôn gắn liền với tổ chức và hoạt động của một thực thể pháp lý nhất định (chủ thể của quyền sở hữu tập thể), chứ không phải là cơ chế đồng thuận của nhiều chủ thể độc lập nhau như hình thức sở hữu chung.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của luật sư nếu bạn có bất kỳ thắc mắc tới vấn đề này hoặc cần thêm thông tin về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ hoặc hẹn gặp trực tiếp với luật sư của chúng tôi qua :

    Hotline/Zalo: 0967 806 870
    Email: minalawvn@gmail.com
    Miền Bắc: 05-LK02, Khu liền kề 90 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
    Miền Trung: Số 66 Hùng Vương, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    Miền Nam: Số 26 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

    Chia sẻ bài viết:
    0967 806 870