Công ty luật dẫn đầu tại Việt Nam

Hotline: 0967 806 870

 Bố mẹ hứa hôn thay cho con có vi phạm pháp luật không?

Mục Lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    Trước hết, kết hôn là Việt Nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn và điều kiện kết hôn. Trong quá trình đăng ký kết hôn, các bên nam nữ sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kết hôn. Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp là giấy tờ, văn bản có giá trị xác lập quan hệ vợ chồng giữa hai bên nam nữ.

    Trên thực tế, có nhiều trường hợp các bên nam nữ tự tìm hiểu và tự nguyện đi đến kết hôn, cũng có nhiều trường hợp bố mẹ hứa hôn (hẹn ước, giao ước) thay cho con ngay từ lúc còn chưa đủ độ tuổi kết hôn. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Bố mẹ hứa hôn thay cho con có vi phạm pháp luật hay không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về điều kiện đăng ký kết hôn. Theo đó, nam nữ kết hôn với nhau cần phải tuân thủ theo các điều kiện sau đây:

    • Nam nữ kết hôn cần phải đáp ứng về độ tuổi kết hôn, nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
    • Việc kết hôn do các bên nam nữ tự nguyện quyết định, không bị lừa dối hoặc ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào;
    • Các bên nam nữ kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự tại thời điểm đăng ký kết hôn;
    • Việc kết hôn không thuộc một trong những trường hợp cấm kết hôn căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.

    Đối chiếu với quy định tại Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình. Theo đó, quan hệ hôn nhân gia đình được xác lập và thực hiện theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình sẽ được tôn trọng và bảo vệ. Việc kết hôn không được thuộc một trong những trường hợp cấm kết hôn như sau:

    • Kết hôn giả tảo hoặc ly hôn giả tạo;
    • Cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn tự nguyện tiến bộ hoặc tảo hôn;
    • Cá nhân là người đang có vợ hoặc đang có chồng tuy nhiên thực hiện thủ tục kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác; hoặc cá nhân chưa có vợ, chưa có chồng tuy nhiên thực hiện thủ tục kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ hoặc đang có chồng;
    • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, hoặc giữa những người từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, từng là cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, mẹ kế với con riêng của chồng hoặc cha dượng với con riêng của vợ.

    Tiếp tục đối chiếu với quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định: “Cưỡng ép kết hôn, cưỡng ép ly hôn” là việc đe dọa, uy hiếp về tinh thần, thể xác, hành hạ, ngược đãi, đưa ra yêu sách của cải hoặc một số hành vi khác nhằm mục đích ép buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ.

    Như vậy, việc bố mẹ hứa hôn thay cho con cái chưa khẳng định đây có phải là hành vi “cưỡng ép kết hôn” hay không. Vì vậy, trong trường hợp bố mẹ có hành vi hứa hôn thay cho con, để xác định được hành vi này có vi phạm pháp luật hay không cần phải chia trường hợp như sau:

    Thứ nhất, bố mẹ có hành vi hứa hôn cho con cái, tuy nhiên không có hành vi cưỡng ép kết hôn, hai gia đình tạo điều kiện thuận lợi để các con gặp gỡ, tìm hiểu, yêu thương, kết hôn tự nguyện, khi đó hành vi của bố mẹ không vi phạm pháp luật.

    Thứ hai, trong trường hợp bố mẹ có hành vi hứa hôn cho con cái, tuy nhiên khi đủ độ tuổi hai người không muốn kết hôn với nhau, bố mẹ đe dọa và uy hiếp tinh thần hoặc thực hiện một số hành vi khác bắt buộc các con phải kết hôn, thì đây là hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của luật sư nếu bạn có bất kỳ thắc mắc tới vấn đề này hoặc cần thêm thông tin về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ hoặc hẹn gặp trực tiếp với luật sư của chúng tôi qua :

    Hotline/Zalo: 0967 806 870
    Email: minalawvn@gmail.com
    Miền Bắc: 05-LK02, Khu liền kề 90 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
    Miền Trung: Số 66 Hùng Vương, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    Miền Nam: Số 26 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

    Chia sẻ bài viết:
    0967 806 870