
Căn cứ Điều 292 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thương mại gồm:
(1) Biện pháp cầm cố tài sản:
Cầm cố tài sản được quy định tại Điều 309 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể được hiểu là bên cầm cố có tài sản thuộc quyền sở hữu của mình giao cho bên nhận cầm cố với mục đích để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Ví dụ: A mở một cửa hàng cầm đồ. B đến cửa hàng của A vay số tiền là 50 triệu đồng và để lại chiếc xe máy để bảo đảm cho việc thanh toán trả tiền 50 triệu đồng cho A.
(2) Biện pháp thế chấp tài sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015, thế chấp tài sản được hiểu là cá nhân hoặc tổ chức gọi là bên thế chấp đem tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình để thực hiện bảo đảm cho một nghĩa vụ (ví dụ nghĩa vụ thanh toán trả nợ) cho bên khác được gọi là bên nhận thế chấp. Khi đó, tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ.
(3) Đặt cọc:
Căn cứ Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định đặt cọc được hiểu là bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác nhằm mục đích giao kết thực hiện hợp đồng trong một khoảng thời gian nhất định do các bên thỏa thuận.
(4) Biện pháp ký cược:
Căn cứ Điều 329 Bộ luật dân sự quy định ký cược chính là bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác nhằm mục đích bảo đảm cho việc trả lại tài sản thuê trong một khoảng thời gian nhất định.
(5) Biện pháp ký quỹ:
Ký quỹ được hiểu là một bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng nhằm mục đích bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình (căn cứ Điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015).
(6) Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu:
Theo quy định tại Điều 331 Bộ luật dân sự năm 2015, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu được hiểu là quyền sở hữu tài sản được bên bán bảo lưu cho đến khi nào nghĩa vụ thanh toán được thực hiện một cách đầy đủ trong hợp đồng mua bán.
(7) Biện pháp bảo lãnh:
Theo quy định tại Điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015, biện pháp bảo lãnh được hiểu là một bên (bên bảo lãnh) thực hiện cam kết với bên khác (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
(8) Biện pháp tín chấp:
Đây được hiểu là một hình thức cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng với mục đích như để kinh doanh, tiêu dùng hoặc sản xuất (theo Điều 344 Bộ luật dân sự 2015).
(9) Biện pháp cầm giữ tài sản:
Đây là biện pháp được hiểu một bên cầm giữ đang nắm giữ hợp pháp tài sản được coi là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ (theo Điều 346 Bộ luật dân sự năm 2015).

Trên đây là ý kiến tư vấn của luật sư nếu bạn có bất kỳ thắc mắc tới vấn đề này hoặc cần thêm thông tin về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ hoặc hẹn gặp trực tiếp với luật sư của chúng tôi qua :
Hotline/Zalo: 0967 806 870
Email: minalawvn@gmail.com
Miền Bắc: 05-LK02, Khu liền kề 90 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Miền Trung: Số 66 Hùng Vương, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Miền Nam: Số 26 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
- Chồng Mất, Công Ty “Chết”, Nợ Nần Bủa Vây: Hướng Dẫn Chi Tiết Để Bảo Vệ Gia Đình
- Ly Hôn Thuận Tình Ở Xa: Giải Pháp Hiệu Quả, Đỡ Khổ Tâm Và Rắc Rối
- Ly Hôn Đừng Chỉ Nghĩ Đến Giành Con Mà Khiến Bạn Bỏ Qua Quyền Lợi Tài Sản Quan Trọng!
- Mẹ Chồng Xúc Phạm Con Dâu: Có Phải Lý Do Để Ly Hôn Đơn Phương?
- Chồng Bạo Hành Và Xúc Phạm: Cách Ly Hôn Đơn Phương Khi Không Có Video Chứng Minh!