Công ty luật dẫn đầu tại Việt Nam

Hotline: 0967 806 870

Di sản thờ cúng có sang tên hay cầm cố được không?

Mục Lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    Di sản thờ cúng có thể hiểu là tài sản của người đã chết để lại cho những người còn sống với mục đích là sử dụng để hướng đến việc thờ cúng tổ tiên theo ý nguyện của người đã chết. Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng cụ thể như sau:

    • Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và sẽ được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định mà không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế hoàn toàn có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
    • Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế sẽ cử người quản lý di sản thờ cúng.
    • Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người mà đang thực hiện quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
    • Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành ra một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

    Từ quy định trên, tài sản để thờ cúng sẽ chỉ xuất hiện trong thừa kế theo di chúc, còn trường hợp thừa kế theo pháp luật thì lại không đặt ra vấn đề tài sản để thờ cúng. Cũng theo đó, có thể khẳng định được rằng nếu như di sản được ghi trong di chúc hợp pháp là được dùng vào cho việc thờ cúng, thì đây là di sản được dùng trong việc thờ cúng và phần di sản này không được chia thừa kế. Ngoài ra, phần di sản dùng vào việc thờ cúng cũng được quy định như sau:

    • Nếu tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người mà đang thực hiện quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
    • Nếu toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành ra một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

    Như vậy, qua các phân tích trên có thể khẳng định được rằng tài sản của người chết để lại (di sản) phân định trong di chúc làm nhà thờ cúng thì tài sản đó sẽ không được sang tên hay cầm cố, tài sản đó sẽ chỉ được để lại làm nhà thờ cúng. Chỉ có những trường hợp sau thì tài sản là di sản thờ cúng sang tên:

    • Trường hợp 1: Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết:

    Do tài sản để thờ cúng chỉ xuất hiện trong thừa kế theo di chúc nên nếu trong trường hợp tất cả các người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì tài sản là di sản thờ cúng sẽ được sang tên cho chính người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

    • Trường hợp 2: Trường hợp nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản thờ cúng chưa hoàn thành:

    Như vừa nói ở trên, toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành ra một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Chính vì thế, trong trường hợp này thì tài sản là di sản thờ cúng cúng sẽ được sang tên cho những người mà người để lại di sản thờ cúng phải có nghĩa vụ thanh toán tài sản.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của luật sư nếu bạn có bất kỳ thắc mắc tới vấn đề này hoặc cần thêm thông tin về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ hoặc hẹn gặp trực tiếp với luật sư của chúng tôi qua :

    Hotline/Zalo: 0967 806 870
    Email: minalawvn@gmail.com
    Miền Bắc: 05-LK02, Khu liền kề 90 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
    Miền Trung: Số 66 Hùng Vương, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    Miền Nam: Số 26 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

    Chia sẻ bài viết:
    0967 806 870