
1.Điểm giống nhau:
Giám hộ và đại diện đều được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, chủ thể thực hiện là cá nhân hoặc pháp nhân. Mục đích của giám hộ và đại diện đều nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ hoặc người được đại diện.
2. Điểm khác nhau:
Cơ sở pháp lý:
– Giám hộ được quy định tại Mục 4 Chương III Bộ luật Dân sự 2015
– Đại diện được quy định tại Chương IX Bộ luật Dân sự 2015
Khái niệm:
– Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định hoặc được UBND cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được lựa chọn bởi người được giám hộ để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những đối tượng sau: người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
– Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Mục đích:
– Để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ
– Đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện
Đối tượng được giám hộ/đại diện:
– Người được giám hộ thuộc một trong những đối tượng sau là người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ hoặc có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều:
+ Mất năng lực hành vi dân sự
+ Có khó khăn về nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
+ Bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.
– Người mất năng lực hành vi dân sự
– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
– Người được đại diện bao gồm: Cá nhân khác hoặc pháp nhân khác
Căn cứ xác lập
– Căn cứ xác lập quyền giám hộ bao gồm:
+ Nếu là giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu tại thời điểm yêu cầu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Đối với trường hợp người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.
– Căn cứ xác lập quyền đại diện có thể xác lập theo uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc theo Điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Chấm dứt quan hệ:
– Việc giám hộ sẽ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp đó là: Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (đủ 18 tuổi hoặc không còn bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; không còn bị khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) hoặc người được giám hộ chết hoặc cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình hoặc người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
– Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây: Theo thỏa thuận; thời hạn ủy quyền đã hết; công việc được ủy quyền đã hoàn thành; Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền; Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại; Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định. Ngoài ra còn có một số căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
– Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây: Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục; Người được đại diện là cá nhân chết; Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại hoặc căn cứ khác theo quy định.
Bố mẹ có phải là đại diện theo pháp luật cho con không?
Căn cứ Điều 136 Bộ luật dân sự 2015 thì cha mẹ là người đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên. Tại Điều 21 Bộ luật này cũng quy định người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Theo đó vì lứa tuổi chưa có đầy đủ nhận thức để có thể tham gia thực hiện một số giao dịch nên người chưa thành niên khi tham gia các giao dịch dân sự tùy thuộc vào độ tuổi mà cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật là cha mẹ.
Giao dịch dân sự của trẻ dưới sáu tuổi sẽhoàn toàn do bố, mẹ xác lập và thực hiện.Con từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được cha mẹ đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Con từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được cha mẹ đồng ý
Như vậy, khi con dưới 18 tuổi thì cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật. Khi con từ đủ 18 tuổi có đầy đủ năng lực trách nhiệm dân sự thì không cần người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên nếu con từ đủ 18 tuổi nhưng mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì nếu chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên cho người con này.
Trên đây là ý kiến tư vấn của luật sư nếu bạn có bất kỳ thắc mắc tới vấn đề này hoặc cần thêm thông tin về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ hoặc hẹn gặp trực tiếp với luật sư của chúng tôi qua :
Hotline/Zalo: 0967 806 870
Email: minalawvn@gmail.com
Miền Bắc: 05-LK02, Khu liền kề 90 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Miền Trung: Số 66 Hùng Vương, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Miền Nam: Số 26 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
- Chồng Mất, Công Ty “Chết”, Nợ Nần Bủa Vây: Hướng Dẫn Chi Tiết Để Bảo Vệ Gia Đình
- Ly Hôn Thuận Tình Ở Xa: Giải Pháp Hiệu Quả, Đỡ Khổ Tâm Và Rắc Rối
- Ly Hôn Đừng Chỉ Nghĩ Đến Giành Con Mà Khiến Bạn Bỏ Qua Quyền Lợi Tài Sản Quan Trọng!
- Mẹ Chồng Xúc Phạm Con Dâu: Có Phải Lý Do Để Ly Hôn Đơn Phương?
- Chồng Bạo Hành Và Xúc Phạm: Cách Ly Hôn Đơn Phương Khi Không Có Video Chứng Minh!