Công ty luật dẫn đầu tại Việt Nam

Hotline: 0967 806 870

Gia đình người mắc bệnh tâm thần gây ra tai nạn có phải bồi thường cho nạn nhân hay không?

Mục Lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được ghi nhận tại điều 586 bộ luật dân sự 2015 như sau:

    – Trách nhiệm bồi thường thiệt hại hình thành khi người này từ đủ 18 tuổi trở lên nếu có hành vi gây thiệt hại. Những cá nhân đạt độ tuổi này phải tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các cá nhân mà bị xâm phạm quyền lợi;

    – Những người chưa đủ 15 tuổi mà gây thiệt hại nhưng còn cha mẹ thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại thay cho con; còn trong trường hợp tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì sẽ lấy tài sản riêng đó bồi thường vẫn còn thiếu trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của bộ luật này;

    Các cá nhân với độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có hành vi gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của mình; tài sản của cha mẹ sẽ được đem ra bồi thường nếu những cá nhân này không đủ tài sản để hoàn thiện hết phần gây thiệt hại của mình:

     – Đối với hành vi gây thiệt hại của người chưa thành niên rồi mới năng lực hành vi dân sự người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người giám hộ chính là cá nhân đứng ra thực hiện và dùng tài sản của người được giám hộ bồi thường; trong trường hợp người được giám hộ không có tài sản riêng hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của chính mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không có trách nhiệm lấy tài sản của mình để bồi thường với hành vi người được giám hộ gây nên;

    Với quy định nêu trên gia đình người thế bị mắc bệnh tâm thần mà người này đã được tòa án ra quyết định là người mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ có trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân bằng tài sản của người bệnh tâm thần hoặc tài sản của mình tùy từng trường hợp.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của luật sư nếu bạn có bất kỳ thắc mắc tới vấn đề này hoặc cần thêm thông tin về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ hoặc hẹn gặp trực tiếp với luật sư của chúng tôi qua :

    Hotline/Zalo: 0967 806 870
    Email: minalawvn@gmail.com
    Miền Bắc: 05-LK02, Khu liền kề 90 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
    Miền Trung: Số 66 Hùng Vương, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    Miền Nam: Số 26 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

    Chia sẻ bài viết:
    0967 806 870