Công ty luật dẫn đầu tại Việt Nam

Hotline: 0967 806 870

Khi thực hiện quyền khiếu nại tố cáo công dân cần lưu ý gì?

Mục Lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    Theo quy định của pháp luật hiện nay, khiếu nại và tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. Thực tiễn cuộc sống cho thấy, phần lớn hoạt động khiếu nại và tố cáo của công dân sẽ này xinh từ xã, phường và thị trấn, đây được xem là các cơ quan quản lý toàn diện kinh tế xã hội ở cấp cơ sở. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo của mình, công dân cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

    Thứ nhất, cần phải tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo. Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Văn bản hợp nhất luật tố cáo năm 2020 có quy định cụ thể về nghĩa vụ của người tố cáo. Cụ thể như sau:

    – Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Văn bản hợp nhất luật tố cáo năm 2020;

    – Trình bày trung thực và khách quan về nội dung tố cáo, cung cấp đầy đủ các loại thông tin và tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    – Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;

    – Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi được người có thẩm quyền yêu cầu;

    – Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi tố cáo sai sự thật tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Bên cạnh đó, đối với hoạt động khiếu nại, người khiếu nại cũng cần phải tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Văn bản hợp nhất luật khiếu nại năm 2021 có quy định về nghĩa vụ của người khiếu nại. Cụ thể như sau:

    – Người khiếu nại có nghĩa vụ đến đúng cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật;

    – Trình bày trung thực về sự việc, đưa ra các bằng chứng và chứng cứ chứng minh tính đúng đắn và hợp lý của nội dung khiếu nại, cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và giấy tờ có liên quan cho người giải quyết khiếu nại khi được yêu cầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày vào quá trình cung cấp thông tin, giấy tờ và tài liệu đó tại cơ quan có thẩm quyền;

    – Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại trong khoảng thời gian khiếu nại theo quy định của pháp luật, ngoại trừ trường hợp quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó bị tạm đình chỉ thi hành trên thực tế;

    – Chấp hành nghiêm chỉnh và đầy đủ quyết định giải quyết khiếu nại khi quyết định đó đã có hiệu lực pháp luật.

    Thứ hai, cần lưu ý về thời hiệu khiếu nại và thời hiệu tố cáo. Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Văn bản hợp nhất luật khiếu nại năm 2021 có quy định về thời hiệu khiếu nại. Theo đó, thời hiệu khiếu nại theo quy định của pháp luật hiện nay là 90 ngày được tính kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính đó xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của mình. Trong trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời gian nêu trên xuất phát từ sự kiện bất khả kháng, vì ốm đau, thiên tai, hỏa hoạn, đi công tác xa hoặc học tập xa, hoặc xuất phát từ những trở ngại khách quan khác thì thời gian đó có thể kéo dài, thời gian có trở ngại sẽ không được tính vào thời hiệu khiếu nại theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, về thời hiệu tố cáo, theo quy định của pháp luật về tố cáo hiện nay không có quy định cụ thể về thời hiệu tố cáo. Theo đó thì có thể nói, bất cứ khi nào công dân phát hiện ra có hành vi vi phạm pháp luật đều có quyền gửi đơn tố cáo tới người có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về tố cáo.

    Thứ ba, cần phải lưu ý về trình tự và thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trước hết, thủ tục giải quyết khiếu nại sẽ được thực hiện như sau:

    – Nộp đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp;

    – Thụ lý giải quyết khiếu nại;

    – Xác minh nội dung khiếu nại;

    – Đối thoại;

    – Ra và gửi quyết định giải quyết khiếu nại;

    – Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại.

    Bên cạnh đó, thủ tục giải quyết tố cáo sẽ được thực hiện như sau:

    – Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;

    – Xác minh nội dung tố cáo;

    – Kết luận nội dung tố cáo;

     – Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;

    – Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của luật sư nếu bạn có bất kỳ thắc mắc tới vấn đề này hoặc cần thêm thông tin về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ hoặc hẹn gặp trực tiếp với luật sư của chúng tôi qua :

    Hotline/Zalo: 0967 806 870
    Email: minalawvn@gmail.com
    Miền Bắc: 05-LK02, Khu liền kề 90 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
    Miền Trung: Số 66 Hùng Vương, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    Miền Nam: Số 26 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

    Chia sẻ bài viết:
    0967 806 870