Công ty luật dẫn đầu tại Việt Nam

Hotline: 0967 806 870

Ông bà nội có được giành quyền nuôi cháu khi cha đã mất không?

Mục Lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    Căn cứ theo quy định tại Điều 87 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Theo đó:

    – Trong trường hợp cha, mẹ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người còn lại sẽ thực hiện quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và trở thành người đại diện theo pháp luật của con trong các giao dịch dân sự;

    – Quá trình trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên cần phải giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và luật hôn nhân gia đình khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:

    + Cha mẹ đều bị cơ quan có thẩm quyền đó là Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;

    + Một bên cha hoặc một bên mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên tuy nhiên không đáp ứng đầy đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ đối với con;

    + Một bên cha hoặc một bên mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên, đồng thời chưa xác định được bên còn lại của con chưa thành niên đó.

    – Cha mẹ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì vẫn phải có nghĩa vụ thực hiện hoạt động cấp dưỡng cho con.

    Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 52 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên. Theo đó, người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên sẽ được xác định theo thứ tự như sau:

    – Anh ruột là anh cả, chị ruột là chị cả sẽ được xác định là người giám hộ, nếu anh cả hoặc chị cả không đáp ứng được đầy đủ điều kiện để có thể trở thành người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo sẽ trở thành người giám hộ, ngoại trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác trở thành người giám hộ;

    – Trong trường hợp không có người giám hộ là anh ruột, chị ruột thì ông bà nội, ông bà ngoại sẽ trở thành người giám hộ, hoặc những người này có thể thỏa thuận để cử ra một người giám hộ hoặc một số người giám hộ trong số họ;

    – Trong trường hợp không có anh ruột, không có chị ruột, không có ông bà nội hoặc ông bà ngoại thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột sẽ trở thành người giám hộ.

    Như vậy, trong trường hợp này, ông bà nội sẽ chỉ được giành quyền nuôi cháu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    – Với mẹ không đáp ứng đầy đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con.,

    – Cháu không có anh ruột, chị ruột đáp ứng đầy đủ điều kiện trở thành người giám hộ đương nhiên;

    – Cháu trong độ tuổi từ đủ 07 tuổi trở lên có nguyện vọng được ông bà trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc thì phải xem xét nguyện vọng của cháu.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của luật sư tư ,nếu bạn có bất kỳ thắc mắc tới vấn đề này hoặc cần thêm thông tin về các vấn đề pháp lý khác xin vui lòng liên hệ hoặc hẹn gặp trực tiếp với luật sư của chúng tôi qua :

    Hotline/Zalo: 0967 806 870
    Email: minalawvn@gmail.com
    Miền Bắc: 05-LK02, Khu liền kề 90 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
    Miền Trung: Số 66 Hùng Vương, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    Miền Nam: Số 26 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

    Chia sẻ bài viết:
    0967 806 870