
Hợp đồng thương mại được hiểu là sự thỏa thuận giữa hai bên (bao gồm thương nhân với thương nhân hoặc thương nhận với các bên có liên khác) nhằm mục đích xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.
Cụ thể hoạt động thương mại bao gồm những hoạt động như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, hay xúc tiến thương mại và các hoạt động khác cốt lõi là để nhằm mục đích sinh lợi nhuận.
Hợp đồng thương mại có bản chất pháp lý chung của một hợp đồng. Tuy nhiên, xét sâu xa thì hợp đồng thương mại vẫn có những điểm khác biệt riêng so với hợp đồng dân sự hay các loại hợp đồng khác. Đặc điểm cơ bản của một hợp đồng thương mại bao gồm:
Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng:
Chủ thể của hợp đồng thương mại chủ yếu là các thương nhân. Thương nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 bao gồm cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh; tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp
Hợp đồng thương mại có thể ký giữa hai bên chủ thể đều là thương nhân hoặc một bên là thương nhân, bên còn lại không phải là thương nhân. Do vậy, thực tế cho thấy có những chủ thể không phải là thương nhân nhưng vẫn có thể trở thành chủ thể của hợp đồng thương mại khi họ lựa chọn Luật Thương mại là căn cứ để ký kết hợp đồng, mục đích của hành vi ký kết có tính chất thương mại hoặc trong những tranh chấp có liên quan đến thương mại.
Thứ hai, hình thức của hợp đồng:
Hình thức của hợp đồng thương mại được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Hiện nay, cũng có thể áp dụng hình thức khác có giá trị pháp lý như điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật
Tuy nhiên thực tế, để giảm thiểu việc xảy ra tranh chấp, rủi ro giữa các bên thì nên ký kết dưới dạng văn bản là hợp đồng là chặt chẽ và tốt nhất. Ví dụ như hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa hay hợp đồng đại lý thương mại,…
Thứ ba, đối tượng của hợp đồng:
Đối tượng của hợp đồng thương mại bao gồm là hàng hóa hay công việc được thực hiện một cách hợp pháp, không vi phạm quy định của pháp luật cũng như trái với đạo đức xã hội. Cụ thể:
– Hàng hóa mua bán: bao gồm
+ Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai
+ Những vật gắn liền với đất đai
– Dịch vụ cung ứng được hiểu là hoạt động thương mại mà trong đó một bên (bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; khách hàng ( bên sử dụng dịch vụ) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Thứ tư, mục đích của hợp đồng thương mại:
Bản chất cốt lõi để phân biệt hợp đồng thương mại với các loại hợp đồng khác là mục đích của hợp đồng hướng tới nhằm phát sinh lợi nhuận.
Thứ năm, nội dung của hợp đồng:
Nội dung của hợp đồng quy định các điều khoản là sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ giữa các bên; trách nhiệm cũng như mức phạt vi phạm hợp đồng; yêu cầu bồi thường thiệt hại khi có một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng; thời hạn thực hiện hợp đồng;…
Trên đây là ý kiến tư vấn của luật sư nếu bạn có bất kỳ thắc mắc tới vấn đề này hoặc cần thêm thông tin về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ hoặc hẹn gặp trực tiếp với luật sư của chúng tôi qua :
Hotline/Zalo: 0967 806 870Email: minalawvn@gmail.comMiền Bắc: 05-LK02, Khu liền kề 90 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà NộiMiền Trung: Số 66 Hùng Vương, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm ĐồngMiền Nam: Số 26 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh