
Căn cứ quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, thủ tục hành chính một cửa liên thông được giải quyết như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính liên thông:
(1) Hồ sơ sau khi tiếp nhận theo thủ tục: trực tiếp tại Bộ phận một cửa; thông qua dịch vụ bưu chính công thì trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ phải xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ.
Thực hiện quét (scan) và lưu trữ hồ sơ điện tử, cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ, ngành, địa phương.
- Cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đại diện tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ nếu như hồ sơ chưa đầy đủ, chưa chính xác.
- Nếu như từ chối nhận hồ sơ thì cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do (theo mẫu Phiếu từ chối giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính).
- Nếu như hồ sơ đầy đủ, chính xác thì trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ sau đó lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
(2) Hồ sơ tiếp nhận thông qua việc nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh thì cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa phải có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ đó.
- Cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận phải có thông báo, nêu rõ nội dung, lý do và hướng dẫn cụ thể, đầy đủ một lần để tổ chức, cá nhân bổ sung đầy đủ, chính xác hoặc gửi đúng đến cơ quan có thẩm quyền: nếu như hồ sơ chưa đầy đủ, chính xác hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết.
- Cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa tiếp nhận và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết nếu như hồ sơ của cá nhân, tổ chức đầy đủ.
Lưu ý:
- Đối với hồ sơ hành chính sau khi được tiếp nhận sẽ được cấp mã số hồ sơ ghi nhận trong Giấy biên nhận hồ sơ; sau đó được hẹn trả kết quả.
- Đối với những hồ sơ nào cần giải quyết ngay thì cán bộ sẽ không cần lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả sau khi tiếp nhận, giải quyết và hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Tuy nhiên cán bộ một cửa phải có trách nhiệm cập nhật tình hình, kết quả giải quyết vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.
Bước 2: Thực hiện chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
Cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính theo quy định, cụ thể:
- Thực hiện chuyển dữ liệu hồ sơ điện tử được tiếp nhận trực tuyến của tổ chức, cá nhân hoặc hồ sơ giấy đã được số hóa đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
- Đối với trường hợp tiếp nhận sau 15 giờ hàng ngày thì tiến hành chuyển ngay hồ sơ tiếp nhận trực tiếp trong ngày làm việc hoặc chuyển vào đầu giờ ngày làm việc tiếp theo.
- Nếu tiếp nhận hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan có thẩm quyền khác thì cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận chuyển hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử cho Bộ phận Một cửa trong ngày làm việc hoặc đầu giờ ngày làm việc tiếp theo nếu tiếp nhận sau 15 giờ hàng ngày để xử lý.
Bước 3: Tiến hành giải quyết thủ tục hành chính:
- Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phân công cán bộ, công chức, viên chức xử lý xem xét, thẩm định hồ sơ, trình phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính sau khi nhận hồ sơ thủ tục hành chính.
- Cán bộ, công chức, viên chức được giao xử lý hồ sơ thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định nếu như thủ tục hành chính không quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, có liên quan.
- Sau đó cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.
- Thực hiện trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Lưu ý: đối với hồ sơ cần thẩm tra, xác minh hồ sơ thì tiến hành như sau:
- Trình cấp có thẩm quyền quyết định và cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.
- Lưu hồ sơ vào hệ thống thông tin một cửa điện tử và lưu tại cơ quan.
Trường hợp hồ sơ nào qua thẩm tra, thẩm định nếu chưa đủ điều kiện thì cán bộ sẽ trả lại hồ sơ cũng với văn bản và nêu rõ lý do.
Đối với hồ sơ phải lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị khác có liên quan thì cần thông báo và phối hợp xử lý ý kiến đến các đơn vị có liên quan.
Bước 4: Trả hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính:
Kết quả, hồ sơ gửi trả cho cá nhân, tổ chức phải đảm bảo đầy đủ theo đúng quy định.
Trên đây là ý kiến tư vấn của luật sư nếu bạn có bất kỳ thắc mắc tới vấn đề này hoặc cần thêm thông tin về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ hoặc hẹn gặp trực tiếp với luật sư của chúng tôi qua :
Hotline/Zalo: 0967 806 870
Email: minalawvn@gmail.com
Miền Bắc: 05-LK02, Khu liền kề 90 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
Miền Trung: Số 66 Hùng Vương, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Miền Nam: Số 26 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
- Chồng Mất, Công Ty “Chết”, Nợ Nần Bủa Vây: Hướng Dẫn Chi Tiết Để Bảo Vệ Gia Đình
- Ly Hôn Thuận Tình Ở Xa: Giải Pháp Hiệu Quả, Đỡ Khổ Tâm Và Rắc Rối
- Ly Hôn Đừng Chỉ Nghĩ Đến Giành Con Mà Khiến Bạn Bỏ Qua Quyền Lợi Tài Sản Quan Trọng!
- Mẹ Chồng Xúc Phạm Con Dâu: Có Phải Lý Do Để Ly Hôn Đơn Phương?
- Chồng Bạo Hành Và Xúc Phạm: Cách Ly Hôn Đơn Phương Khi Không Có Video Chứng Minh!