Công ty luật dẫn đầu tại Việt Nam

Hotline: 0967 806 870

Quyền để lại di sản dùng vào việc thờ cúng

Mục Lục
    Add a header to begin generating the table of contents

    Thờ cúng tổ tiên là phong tục đã có từ rất xa xưa của người Việt và hiện nay vẫn được coi trọng. Việc thờ cúng tổ tiên được thực hiện trên cơ sở của quan niệm mang tính chất đạo đức và văn hoá: tôn trọng và biết ơn công sinh thành, dưỡng dục; con người có nguồn cội, tổ tông vì vậy con, cháu phải tôn trọng và biết ơn những thế hệ cha ông đã sinh ra mình. Thờ cúng tổ tiên, di sản thờ cúng có ý nghĩa quan trọng, nó không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà còn có giá trị về mặt tinh thần. Vì vậy, đối với di sản dùng vào việc thờ cúng có những quy ước rất chặt chẽ của gia đình, dòng tộc, đồng thời Nhà nước cũng cũng có những quy định pháp luật cụ thể công nhận và bảo vệ quyền của cá nhân được để lại di sản dùng vào việc thờ cúng. Tôn trọng và ghi nhận truyền thống của dân tộc, pháp lệnh về thừa kế trước đây và Bộ luật dân sự hiện nay đều ghi nhận quyền để lại di sản dùng vào việc thờ cúng của người lập di chúc. Điều 670 Bộ luật dân sự cũng quy định rõ về vấn đề di sản dùng vào việc thừa kế, quyền của người lập di chúc trong việc để lại di sản dùng vào việc thừa kế:

    1. Trong trường hợp người lập di chúc có thể để lại một phần di sản vào việc thờ cũng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lí để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cũng cho người khác quản lí để thờ cúng”

    Theo đó, di sản này được để lại theo ý nguyện của người lập di chúc, di sản này không chia mà được giao cho một người quản lí. Căn cứ xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng là do người lập di chúc định đoạt phần di sản dùng vào việc thờ cúng và chỉ rõ phần tài sản nào được dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó là phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Phần di sản này có thể là khoản tiền cụ thể, có thể là quyền tài sản, có thể là những vật, giấy tờ có giá khác. Di sản này có người quản lí, người quản lí có quyền thu hoa lợi, lợi tức và dùng nó để thực hiện việc thờ cúng. Người quản lí không được sử dụng vào mục đích của riêng mình, không có quyền định đoạt đối với phần di sản thờ cúng. Quyền của người lập di chúc trong việc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng biểu hiện trong các điểm sau:

    – Việc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng là do ý muốn của người để lại thừa kế, nếu trong di chúc người này thể hiện ý nguyện đó thì phải được tôn trọng.

    – Phỏng đoán ý nguyện truyền thống của người để lại di sản thờ cúng là phần di sản phải được lưu giữ, truyền từ đời này qua đời khác, nên pháp luật tôn trọng và quy định phần di sản dùng vào việc thờ cúng không được chia thừa kế.

    Người để lại di chúc có thể chỉ định bất cứ người nào do mình muốn để quản lí di sản do mình lập ra, nếu trong di chúc không xác định điều này thì người quản lí di sản thờ cúng là ai do những người thừa kế cử ra.

    Quyền để lại di sản thờ cúng bao gồm cả việc xác định nghĩa vụ của người quản lí di sản thờ cúng cũng như việc phụng tự, có thể xem xét các trường hợp: Nếu trong di chúc đã xác định công việc thờ cúng mà người quản lí di sản thực hiện việc thờ cúng không tuân theo sẽ bị những người thừa kế khác lấy lại di sản thờ cúng giao cho người khác để người đó trực tiếp quản lí thực hiện việc thờ cúng; Nếu trong trường hợp trong di chúc không xác định công việc thờ cúng thì người quản lí di sản phải thực hiện việc thờ cúng theo thỏa thuận của những người thừa kế. Tuy nhiên, trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người đang quản lí hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật; Khi được giao di sản để thực hiện việc thờ cúng nhưng lại sử dụng tài sản trái với mục đích thờ cúng.

    Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho người có quyền lợi trong quan hệ dân sự với người để lại di chúc, khi di sản còn lại chưa đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết để lại.

    Tôn trọng quyền tự định đoạt của người lập di chúc, pháp luật nước ta cho phép người đó dành một phần di sản để dùng vào việc thờ cúng và cũng không cần quy định cụ thể phần di sản đó tỷ lệ bao nhiêu so với giá trị khối tài sản. Tức là Điều 670 Bộ luật dân sự không có quy định về tính chất của di sản dùng vào việc thờ cúng (không định tính), mà chỉ định lượng phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Vì vậy, người lập di chúc có thể định đoạt bất kỳ tài sản nào trong khối tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để dùng vào việc thờ cúng.

    Di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự hiện hành đã phần nào đáp ứng được phong tục tập quán tồn tại từ lâu đời trong nhân dân ta là thờ cúng tổ tiên và những người đã chết trong gia đình, dòng họ.

    Tuy nhiên, pháp luật cũng phần nào đó hạn chế quyền định đoạt của người lập di chúc trong việc để một phần di sản cho việc thờ cúng và để di tặng. Mục đích của việc hạn chế này là để đảm bảo quyền lợi cho những người có quyền tài sản liên quan đến di sản của người chết. Sự hạn chế đó được thể hiện trong các trường hợp sau:

    – Toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản vào việc thờ cúng; di tặng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ nợ của người chết, pháp luật cũng quy định:

    Trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này” (khoản 2 Điều 671 Bộ luật dân sự) và “Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng””(khoản 2 Điều 670 Bộ luật dân sự). 

    Để tránh trường hợp tẩu tán tài sản do không muốn thanh toán các khoản nợ của người lập di chúc.

    – Trường hợp sự định đoạt của người lập di chúc vi phạm quyền của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 669 Bộ luật dân sự 2015), nghĩa là nếu người lập di chúc dành phần lớn tài sản vào việc thờ cúng, di tặng mà số tài sản còn lại không đảm bảo đủ cho những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc hưởng 2/3 suất thừa kế của họ, thì trước hết phải đảm bảo chia đủ tài sản thừa kế theo đúng luật quy định cho họ.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của luật sư nếu bạn có bất kỳ thắc mắc tới vấn đề này hoặc cần thêm thông tin về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ hoặc hẹn gặp trực tiếp với luật sư của chúng tôi qua :

    Hotline/Zalo: 0967 806 870
    Email: minalawvn@gmail.com
    Miền Bắc: 05-LK02, Khu liền kề 90 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
    Miền Trung: Số 66 Hùng Vương, phường 9, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    Miền Nam: Số 26 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

    Chia sẻ bài viết:
    0967 806 870