Công ty luật dẫn đầu tại Việt Nam

Hotline: 0967 806 870

Lợi ích của việc lập công ty?

Việc mở công ty mang lại nhiều lợi ích: hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh, tạo niềm tin với đối tác, dễ dàng vay vốn ngân hàng, bảo vệ tài sản cá nhân nhờ tách biệt trách nhiệm pháp lý, và nâng cao uy tín thương hiệu. Công ty còn giúp tối ưu hóa chi phí thuế qua chính sách ưu đãi, mở rộng quy mô kinh doanh và gia tăng cơ hội tiếp cận thị trường lớn hơn.

Khi mở công ty, doanh nghiệp phải nộp các loại thuế cơ bản sau:

  • Thuế môn bài: Miễn thuế năm đầu thành lập. Từ năm thứ 2 trở đi mới phải nộp, tùy theo vốn điều lệ.
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): Áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ (tùy ngành nghề).
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Tính trên lợi nhuận (20% theo quy định chung).
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Khấu trừ từ thu nhập của nhân viên.
  • Thuế xuất nhập khẩu (nếu có hoạt động xuất nhập khẩu).

Vốn điều lệ của công ty nên được xác định dựa trên các yếu tố sau: Ngành nghề kinh doanh, Quy mô hoạt động, Khả năng tài chính, Ưu đãi thuế và trách nhiệm pháp lý.

Gợi ý:

  • Với doanh nghiệp nhỏ, vốn điều lệ thường từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng.
  • Nếu hoạt động trong lĩnh vực yêu cầu tín nhiệm cao (dịch vụ tài chính, xây dựng, bất động sản), có thể để vốn từ 5 tỷ đồng trở lên.

Lưu ý: Sau khi đăng ký, việc thay đổi vốn điều lệ vẫn có thể thực hiện dễ dàng nếu cần thiết.

Theo Điều 47 và Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020, các thành viên hoặc cổ đông của công ty phải góp đủ vốn cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế các Doanh nghiệp Việt Nam thường không góp vốn đầy đủ sau khi thành lập công ty vì vốn hoạt động của công ty thường được đầu tư góp dần theo từng tiến độ triển khai kinh doanh.

Lời khuyên:

  • Công ty TNHH 1 thành viên: Phù hợp cho cá nhân muốn tự quản lý, ít phức tạp.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Thích hợp với nhóm đối tác tin cậy, không cần nhiều vốn lớn.
  • Công ty cổ phần: Lý tưởng cho doanh nghiệp lớn, cần huy động vốn linh hoạt và có tầm nhìn dài hạn.

Có, doanh nghiệp được phép đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh cùng lúc khi thành lập. Điều này giúp doanh nghiệp linh hoạt trong hoạt động và mở rộng quy mô kinh doanh, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các lần thay đổi sau này.

Để kinh doanh luôn an toàn pháp lý, các doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp cơ bản sau:

  1. Đăng ký kinh doanh đầy đủ và đúng quy định
  2. Tuân thủ các nghĩa vụ thuế
  3. Chấp hành các quy định lao động
  4. Lưu trữ tài liệu và hợp đồng cẩn thận
  5. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
  6. Giải quyết tranh chấp và khiếu nại kịp thời
  7. Cập nhật quy định pháp luật thường xuyên
0967 806 870